Thúc đẩy sử dụng năng lượng xanh trong doanh nghiệp
Việc sử dụng năng lượng xanh từ hệ thống điện mặt trời mái nhà, doanh nghiệp sẽ được hưởng các lợi ích về kinh tế, tiết giảm kinh phí sản xuất; đồng thời, nếu có chứng chỉ xanh, doanh nghiệp sẽ nâng cao lợi thế cạnh tranh khi xuất khẩu.
Lắp đặt điện mặt trời phục vụ sản xuất
Điện mặt trời là một trong những loại năng lượng sạch, được khuyến khích sản xuất và tiêu dùng với mục tiêu giảm nhu cầu điện từ nguyên liệu hóa thạch. Với Lâm Đồng, sản xuất điện mặt trời đang tăng dần theo một hướng đi khá ổn định, đó là lắp đặt và sản xuất điện mặt trời phục vụ nhu cầu sản xuất, tiêu dùng của bản thân doanh nghiệp trước khi bán điện thừa cho ngành điện.
Cũng như nhiều doanh nghiệp khác, xác định tầm quan trọng của nguồn điện trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh, đồng thời chung tay bảo vệ môi trường, Nhà máy Sản xuất chế biến cà phê Acom tại Khu công nghiệp Lộc Sơn, TP Bảo Lộc đã đầu tư kinh phí khoảng 15 tỷ đồng để lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời mái nhà. Với hệ thống này, mỗi năm sản xuất hơn 1 triệu kWh điện, vì vậy hầu như bảo đảm 100% nguồn điện phục vụ cho nhu cầu sản xuất của nhà máy.
Công ty Sợi Đà Lạt lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà, mỗi năm cung cấp khoảng trên 2 triệu kWh, giúp giảm nhiều chi phí cho doanh nghiệp.
Ông Nguyễn Minh Phước - Giám đốc Công ty Cà phê Acom cho biết, tiết kiệm chi phí sử dụng điện là lợi ích đầu tiên mà doanh nghiệp nhận được khi lắp đặt điện mặt trời, đây cũng là mục đích đầu tiên của hầu hết các doanh nghiệp khi đầu tư hệ thống năng lượng sạch. Điện mặt trời tạo ra từ hệ thống phục vụ cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh, giúp doanh nghiệp giảm mua điện từ lưới điện quốc gia, tối ưu chi phí điện, tiết giảm chi phí vận hành, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Tính đến cuối 2022, trên địa bàn tỉnh có 1.041 khách hàng lắp đặt điện mặt trời mái nhà với tổng công suất là 284 MWp. Trong đó, hệ thống có quy mô công suất ≥ 100 kWp là 342 khách hàng với tổng công suất là 270 MWp; gồm 261 dự án lắp đặt trên mái nhà trang trại nông nghiệp, 13 dự án lắp đặt trên mái nhà xưởng khu công nghiệp, 32 dự án lắp đặt trên các công trình dân dụng.
Đơn cử như vào thời điểm ban ngày, lượng điện từ hệ thống điện mặt trời sản xuất ra sẽ đáp ứng đủ cho các hoạt động sản xuất của công ty, số dư thừa sẽ được phát lên lưới bán lại cho ngành điện. Ban đêm, công ty mới phải sử dụng lại nguồn điện của điện lực để sản xuất. Riêng trong năm 2022, công ty tiêu thụ lượng điện lên đến 1 triệu kW, tuy nhiên, nhờ có nguồn điện từ năng lượng mặt trời, mỗi tháng công ty chỉ còn mua điện từ điện lực khoảng 20.000 kW.
Theo ông Nguyễn Minh Phước, việc phát triển năng lượng xanh có thể nâng cao uy tín và giá trị thương hiệu của doanh nghiệp, cũng như thu hút và giữ chân khách hàng, nhân viên và nhà đầu tư. Đặc biệt, xu hướng các nhà đầu tư nước ngoài đặt yếu tố xanh là một trong những tiêu chí chủ chốt để ra quyết định đầu tư. Ngoài ra, việc xanh hóa và tối ưu năng lượng giúp các doanh nghiệp giảm phát thải nhà kính, tạo ra tác động lớn tới môi trường và xã hội. Bên cạnh đó, việc doanh nghiệp chú trọng phát triển bền vững cũng sẽ giúp kiến tạo mội trường làm việc xanh, sạch, an toàn cho sức khỏe người lao động; đồng thời, lan tỏa tinh thần này tới đội ngũ nhân sự, góp phần mạnh mẽ vào công cuộc chống biến đổi khí hậu.
Trong khi đó, tại Công ty TNHH Sợi Đà Lạt cũng đang triển khai xây dựng một hệ thống điện mặt trời áp mái trên tất cả các mái xưởng. Hệ thống không nối lưới điện quốc gia, chỉ sử dụng trong nội bộ doanh nghiệp, chủ yếu trong khu vực kéo sợi (spinning), khu vực sử dụng tới 40% điện năng sử dụng của công ty. Hiện nay, tổng lượng điện công ty sử dụng hàng năm khoảng 12 triệu kWh thì lượng điện sử dụng từ năng lượng mặt trời đạt xấp xỉ 20%, khoảng trên 2 triệu kWh, giảm nhiều chi phí cho doanh nghiệp. Đây cũng là một trong những giải pháp để doanh nghiệp đạt các chứng chỉ xanh, qua đó tạo thuận lợi khi thực hiện các hoạt động xuất khẩu sang các thị trường đòi hỏi các yêu cầu khắt khe như châu Âu.
Và mới đây, Công ty Bia Sài Gòn - Lâm Đồng cũng đã có đề xuất lên Sở Công thương tỉnh xin được lắp đặt điện mặt trời mái nhà phục vụ sản xuất.
Dự án điện gió Cầu Đất được triển khai tại xã Xuân Trường và Trạm Hành (Đà Lạt).
Giải quyết bài toán năng lượng bền vững
Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là một giải pháp thiết thực giúp cải thiện hiệu quả của nền kinh tế, đồng thời giúp bảo tồn nguồn năng lượng quốc gia, bảo vệ môi trường và giảm phát thải khí nhà kính, đóng góp cho công cuộc giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu. Đặc biệt, trong bối cảnh toàn cầu đang thực hiện chiến lược cắt giảm phát thải carbon, huy động nguồn lực, đổi mới công nghệ để chuyển dịch năng lượng, Việt Nam cần hoàn thiện khung chính sách, pháp luật về phát triển điện lực, phát triển năng lượng tái tạo.
Ông Phan Sỹ Duy - Phó Giám đốc Công ty Điện lực Lâm Đồng cho biết, quy hoạch điện VIII nêu rõ, điện mặt trời mái nhà được ưu tiên phát triển cho mô hình tự dùng nhằm phục vụ sản xuất, các doanh nghiệp không giới hạn công suất, với giá thành hợp lý và tận dụng lưới điện sẵn có, không phải nâng cấp lưới tải, nên cần ban hành chính sách đột phá để phát triển.
Đây là giải pháp ngày càng được các doanh nghiệp và người dân trong tỉnh Lâm Đồng thực hiện. Việc lắp đặt hệ thống điện mặt trời với mục đích đầu tiên để đáp ứng nhu cầu sử dụng điện của doanh nghiệp, gia đình là hết sức hữu ích. Vào thời gian ban ngày, cũng là thời gian cao điểm sử dụng điện, hệ thống điện mặt trời hoạt động và tự cung cấp điện cho doanh nghiệp, giảm sử dụng điện lưới. Tới ban đêm, khi hệ thống năng lượng mặt trời không làm việc thì nhu cầu sản xuất cũng đã giảm, doanh nghiệp, hộ gia đình có thể chuyển sang sử dụng điện lưới. Doanh nghiệp, hộ gia đình giảm sự phụ thuộc vào điện lưới, giảm chi phí tiền điện; đồng thời, ngành điện cũng giảm áp lực khi phải cung ứng lượng điện tăng cao vào giờ cao điểm. Việc “tự sản, tự tiêu” của doanh nghiệp, hộ gia đình cũng khiến ngành điện giảm chi phí xây dựng hệ thống truyền tải, trạm biến áp để tiếp nhận và phân phối lượng điện mặt trời lớn vào thời điểm ban ngày.
Bởi vậy, ngành điện hết sức khuyến khích các doanh nghiệp, hộ gia đình có nhu cầu sử dụng điện lớn, có mặt bằng lắp đặt hệ thống điện mặt trời để tự phục vụ sản xuất, giảm chi phí cũng như bớt lệ thuộc vào điện lưới quốc gia. Ngoài ra, lượng điện còn dư phát lên lưới, công ty sẽ mua lại với giá bằng giá bán điện cao nhất.
Theo: Trang tin Điện tử ngành Điện
Sản phẩm nổi bật
Đèn trụ cổng năng lượng mặt trời SUNTEK TC01 Plus
880,000đ
1,199,000đ
Đèn trụ cổng năng lượng mặt trời SUNTEK TC06
1,200,000đ
1,550,000đ
Đèn sân vườn năng lượng mặt trời SUNTEK GD89
1,900,000đ
2,150,000đ
Bộ sạc Acquy, Pin bằng năng lượng mặt trời SA100W/30A
1,590,000đ
2,790,000đ
Đèn pha Cao áp năng lượng mặt trời SUNTEK P12
1,850,000đ
1,990,000đ
Đèn sân vườn năng lượng mặt trời SUNTEK GD68
2,300,000đ
2,550,000đ
Đèn pha Cao áp năng lượng mặt trời SUNTEK P15
2,450,000đ
2,790,000đ
Đèn sân vườn năng lượng mặt trời SUNTEK GD02
800,000đ
950,000đ
Đèn Đường Năng Lượng Mặt Trời SUNTEK S500
3,520,000đ
3,920,000đ
Sản phẩm nổi bật
Đèn trụ cổng năng lượng mặt trời SUNTEK TC01 Plus
880,000đ
1,199,000đ
Đèn trụ cổng năng lượng mặt trời SUNTEK TC06
1,200,000đ
1,550,000đ
Đèn sân vườn năng lượng mặt trời SUNTEK GD89
1,900,000đ
2,150,000đ
Bộ sạc Acquy, Pin bằng năng lượng mặt trời SA100W/30A
1,590,000đ
2,790,000đ
Đèn pha Cao áp năng lượng mặt trời SUNTEK P12
1,850,000đ
1,990,000đ
Đèn sân vườn năng lượng mặt trời SUNTEK GD68
2,300,000đ
2,550,000đ
Đèn pha Cao áp năng lượng mặt trời SUNTEK P15
2,450,000đ
2,790,000đ
Đèn sân vườn năng lượng mặt trời SUNTEK GD02
800,000đ
950,000đ
Đèn Đường Năng Lượng Mặt Trời SUNTEK S500
3,520,000đ
3,920,000đ