Đảm bảo an toàn PCCC đối với hệ thống điện mặt trời mái nhà
Trong những năm gần đây, công nghệ điện mặt trời đã phát triển rất nhanh, và đã góp phần đáp ứng nhu cầu điện ngày càng tăng ở nước ta. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển cũng đã bộc lộ một số vấn đề bất cập khá nghiêm trọng về mặt kỹ thuật và tồn tại nguy cơ mất an toàn về cháy, nổ; vì vậy, việc đảm bảo an toàn PCCC cho công trình là vấn đề cấp thiết.
Ngày 06/4/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam. Căn cứ các quy định của Quyết định 13/2020/QĐ-TTg, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 18/2020/TT-BCT ngày 17/7/2020 quy định về phát triển dự án và hợp đồng mua bán điện mẫu áp dụng cho các dự án điện mặt trời. Các dự án điện mặt trời trên toàn quốc phát triển mạnh.
Hà Tĩnh là một trong những địa phương có số lượng công trình điện mặt trời áp mái nhà lớn trong Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc (bao gồm 27 tỉnh, thành). Theo rà soát, đến thời điểm này có 487 khách hàng của Công ty Điện lực Hà Tĩnh đã lắp đặt điện mặt trời áp mái nhà với tổng công suất là 140 MWp. Ngoài khách hàng sinh hoạt thì các khách hàng hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng đã đầu tư hệ thống điện mặt trời áp mái nhà để chủ động nguồn điện trong quá trình hoạt động. Trong đó, các địa phương có số lượng khách hàng lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái nhà lớn như: TP Hà Tĩnh và các huyện Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh, Nghi Xuân... Hệ thống điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) được lắp đặt tại các nhà dân, công trình sản xuất, kinh doanh, các công trình cao tầng; trong đó, có hàng chục dự án được lắp đặt trên mái nhà các công trình nguy hiểm về cháy, nổ.
Để đảm bảo an toàn PCCC đối với hệ thống điện mặt trời mái nhà, các nhà đầu tư, chủ hộ gia đình cần thực hiện tốt các nội dung yêu cầu cụ thể như sau:
1. Đối với hệ thống ĐMTMN lắp đặt tại các công trình thuộc Phụ lục V Nghị định số 136/2020/NĐ-CP phải thực hiện chế độ thẩm duyệt, nghiệm thu về PCCC theo quy định.
2. Đối với hệ thống ĐMTMN của công trình không thuộc diện phải thẩm duyệt thiết kế về PCCC
a. Lựa chọn chủng loại hệ thống điện mặt trời mái nhà
- Đối với tấm pin mặt trời, hiện nay phổ biến gồm hai loại chính là loại tấm pin dạng tinh thể (đơn tinh thể, đa tinh thể) và loại tấm pin dạng phim mỏng. Trong đó, các tấm pin dạng phim mỏng thường chứa nhiều thành phần có khả năng bắt cháy cao hơn so với tấm pin dạng tinh thể. Do đó, nên khuyến khích sử dụng tấm pin dạng tinh thể và ưu tiên lựa chọn các tấm pin đạt các thử nghiệm về khả năng chịu lửa để lắp đặt cho hệ thống điện mái nhà;
- Đối với Inverter chuyển đổi dòng điện một chiều thành xoay chiều của hệ thống điện mặt trời mái nhà khuyến cáo ưu tiên sử dụng loại hệ thống điện mặt trời sử dụng micro-inverter để hạn chế khả nặng phát sinh hồ quang điện một chiều trên hệ thống;
b. Bố trí thiết bị của hệ thống điện mặt trời trên mái nhà
- Không lắp đặt tấm pin mặt trời phía trên các gian phòng thuộc hạng nguy hiểm cháy nổ A,B,C cũng như các gian phòng khác mà trong quá trình hoạt động có khả năng tích tụ khí, bụi cháy; hạn chế việc bố trí tấm pin trên các gian phòng làm kho hoặc các gian phòng lưu trữ khối lượng lớn chất cháy; không lắp đặt hệ thống ĐMTMN trên các công trình nguy hiểm cháy, nổ cao, độc hại như: Kho chứa xăng dầu, khí gas, kho vật liệu nổ, kho hóa chất...
- Các tấm pin mặt trời lắp đăt trên mái phải được chia thành các nhóm, dãy với kích thước không quá 40m x 40m cho mỗi nhóm, khoảng cách giữa 02 nhóm không được nhỏ hơn 1,5m và phải tạo khoảng cách với các thiết bị kỹ thuật trên mái.
- Đối với các mái có bố trí lan can xung quanh theo chu vi mái phải bố trí tấm pin cách lan can một khoảng 2,5m;
- Bố trí tấm pin, đường dây và các thiết bị của hệ thống điện mặt trời không được che chắn các quạt tăng áp, hút khói, không làm cản trở lối tiếp cận đến trạm bơm (trường hợp trạm bơm đặt trên mái) và các hệ thống PCCC khác của công trình;
- Không bố trí tấm pin trong phạm vi 3m xung quanh lối ra mái qua các buồng thang bộ, thang chữa cháy, các lỗ mở qua cửa sập;
- Khi lắp đặt tấm pin mặt trời và các thiết bị khác của hệ thống điện mặt trời mái nhà phải tính toán tải trọng ảnh hưởng đến kết cấu mái trong điều kiện thường và trong điều kiện cháy; không lắp đặt tấm pin trên các mái làm bằng vật liệu cháy hoặc có vật liệu hoàn thiện là chất cháy;
- Interver và các tủ đóng cắt, tủ đấu dây,… khi bố trí trong nhà phải bố trí trong một phòng, không gian riêng biệt để giám sát và bảo vệ, không được bố trí chất cháy xung quanh khu vực này và phải có giải pháp ngăn cháy với các khu vực khác của công trình. Các thiết bị của hệ thống phải được nối đất bảo đảm theo quy định.
c. Bố trí lối tiếp cận lên mái
- Công trình phải bố trí các lối ra mái qua các buồng thang bộ, thang chữa cháy hoặc các cửa sập; các tấm pin nên bố trí tại phía mái có đường giao thông cho xe chữa cháy tiếp cận;
- Bố trí thiết bị trên mái phải đảm bảo khả năng tiếp cận, di chuyển từ lối ra mái đến từng nhóm, dãy pin.
- Về kết cấu mái: việc phải bảo đảm khả năng chịu tải trọng của mái khi lắp đặt các tấm pin do cơ quan về xây dựng kiểm tra, chấp thuận. Về an toàn cháy, khi tính toán, thiết kế phải bảo đảm an toàn phòng chống cháy nổ.
d. Vận hành và điều khiển
- Hệ thống điện mặt trời phải được trang bị các thiết bị ngắt khẩn cấp; thiết bị này cần bố trí cả ở vị trí interver và vị trí tủ đóng cắt. Tại các vị trí này phải niêm yết hướng dẫn, quy trình vận hành;
- Tại khu vực gần lối lên mái phải bố trí các sơ đồ bố trí tấm pin trên mái và sơ đồ đấu nối hệ thống để phục vụ việc ngắt kết nối các tấm pin trên mái khi có sự cố và phục vụ công tác chữa cháy.
đ. Trang bị phương tiện PCCC
Các gian phòng trong nhà có bố trí thiết bị của hệ hống điện mặt trời mái nhà như interver, tủ đóng cắt,… phải được trang bị phương tiện, hệ thống PCCC theo yêu cầu của quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về PCCC hiện hành. Việc lựa chọn loại hệ thống chữa cháy, chất chữa cháy phải phù hợp với thiết bị và bảo đảm khả năng ngăn chữa cháy đối với đám cháy thiết bị mang điện.
HẬU SƠN - PCCC/https://congan.hatinh.gov.vn/
Sản phẩm nổi bật
Đèn pha Cao áp năng lượng mặt trời SUNTEK P12
1,850,000đ
1,990,000đ
Bộ sạc Acquy, Pin bằng năng lượng mặt trời SA100W/30A
1,590,000đ
2,790,000đ
Đèn sân vườn năng lượng mặt trời SUNTEK GD68
2,320,000đ
2,550,000đ
Tấm PIN Năng Lượng Mặt Trời JA Solar 545W Mono PERC
3,500,000đ
5,000,000đ
Bộ Lưu Trữ Năng Lượng Mặt Trời SUNTEK Battery Power 12V/25Ah Plus
4,190,000đ
4,590,000đ
Đèn sân vườn năng lượng mặt trời SUNTEK GD88
2,000,000đ
2,190,000đ
Đèn đường năng lượng mặt trời SUNTEK DA-01 Plus
2,890,000đ
2,990,000đ
Đèn sân vườn năng lượng mặt trời SUNTEK GD01
650,000đ
750,000đ
Đèn sân vườn năng lượng mặt trời SUNTEK GD89
1,904,000đ
2,150,000đ
Sản phẩm nổi bật
Đèn pha Cao áp năng lượng mặt trời SUNTEK P12
1,850,000đ
1,990,000đ
Bộ sạc Acquy, Pin bằng năng lượng mặt trời SA100W/30A
1,590,000đ
2,790,000đ
Đèn sân vườn năng lượng mặt trời SUNTEK GD68
2,320,000đ
2,550,000đ
Tấm PIN Năng Lượng Mặt Trời JA Solar 545W Mono PERC
3,500,000đ
5,000,000đ
Bộ Lưu Trữ Năng Lượng Mặt Trời SUNTEK Battery Power 12V/25Ah Plus
4,190,000đ
4,590,000đ
Đèn sân vườn năng lượng mặt trời SUNTEK GD88
2,000,000đ
2,190,000đ
Đèn đường năng lượng mặt trời SUNTEK DA-01 Plus
2,890,000đ
2,990,000đ
Đèn sân vườn năng lượng mặt trời SUNTEK GD01
650,000đ
750,000đ
Đèn sân vườn năng lượng mặt trời SUNTEK GD89
1,904,000đ
2,150,000đ