05:41 08/03/2021

5 LỖI LÀM GIẢM HIỆU SUẤT PIN MẶT TRỜI

Sử dụng pin mặt trời kém hiệu quả có thể do 5 lỗi thường gặp sau:

1. Lỗi lắp đặt

Đây là lỗi thường gặp nhất khiến việc sử dụng pin mặt trời không mang lại hiệu quả như mong muốn. Việc lắp đặt sai hướng, độ nghiêng không tối ưu sẽ khiến khả năng đón nắng của pin bị hạn chế, dẫn đến sản lượng điện tạo ra không cao như khả năng vốn có. Lỗi này thường do người thi công không có đủ chuyên môn, còn non kinh nghiệm.

 

 

Biện pháp phòng tránh và khắc phục: Nên thuê đơn vị thi công điện mặt trời uy tín với đội ngũ kỹ sư có chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm để lắp đặt ngay từ ban đầu. Trong trường hợp đã lỡ lắp đặt nhưng bị lỗi khiến hệ thống kém hiệu quả, nên nhờ đơn vị uy tín đến xem xét, tư vấn cách sửa chữa để hệ thống năng lượng mặt trời cho công suất tốt.

 

2. Sử dụng pin mặt trời kém chất lượng

Trên thị trường có nhiều loại pin mặt trời, của nhiều thương hiệu sản xuất khác nhau. Mỗi loại pin lại có chất lượng khác nhau với thông số kỹ thuật, công suất thực tế, các chứng chỉ chất lượng và sự suy giảm hiệu suất mỗi năm khác nhau. Nếu không để ý, người đầu tư có thể mua và sử dụng pin mặt trời kém chất lượng từ những hãng không tên tuổi mà không biết.

 

 

Biện pháp phòng tránh và khắc phục: Người đầu tư nên mua pin mặt trời có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng nếu tự mua các vật tư trong hệ thống. Trong trường hợp thuê đơn vị thi công trọn gói, nên tìm đến đơn vị uy tín để đảm bảo cung cấp pin mặt trời chất lượng, đúng như trong hợp đồng lắp đặt. Nếu pin đã lắp đặt thực tế không giống trong hợp đồng, hãy liên hệ đơn vị đã thi công cho bạn để họ giải quyết và khắc phục.

 

3. Do bóng che

Bóng từ tòa nhà bên cạnh hay từ cây cối xung quanh cản trở pin nhận ánh nắng mặt trời, dẫn đến hiệu suất của hệ thống giảm. Thông thường, khi lắp đặt, các đơn vị thi công điện mặt trời uy tín sẽ tính toán kỹ lưỡng để hệ thống không bị vướng bóng. Do vậy, bóng xuất hiện thường do 2 nguyên nhân: một là do đơn vị thi công làm ẩu; hai là do ngoại cảnh thay đổi (như nhà bên cạnh mới xây, cây lớn cao nên tạo bóng).

 

 

Biện pháp phòng tránh và khắc phục: Chọn vị trí ít bị ảnh hưởng hoặc phát sinh bóng, chọn đơn vị uy tín lắp đặt và tư vấn, loại bỏ cành cây tạo bóng. Trong trường hợp do nhà bên cạnh xây mới cao hơn che một phần pin, bạn có thể liên hệ đơn vị thi công để xem xét phương án di dời hoặc điều chỉnh lại độ cao của giàn pin mặt trời (nếu có thể).

 

4. Không vệ sinh thường xuyên

Bụi bẩn, lá cây, rác… có thể làm hiệu quả sử dụng pin mặt trời giảm đi. Do vậy, nếu thấy hệ thống điện mặt trời trong gia đình giảm hiệu suất dù vẫn hoạt động bình thường, bạn hãy kiểm tra lại lịch vệ sinh, bảo trì bảo dưỡng của mình. Nếu giàn pin đã lâu không được vệ sinh, đây có thể là một nguyên nhân khiến sản lượng điện tạo ra giảm.

 

 

Biện pháp phòng tránh và khắc phục: Bạn có thể tự vệ sinh giàn pin năng lượng mặt trời nếu biết cách. Tuy nhiên, tốt nhất, bạn nên nhờ đơn vị chuyên nghiệp thực hiện để đảm bảo hệ thống được vệ sinh đúng kỹ thuật. Bạn cũng nên có lịch bảo trì, bảo dưỡng đều đặn và tuân thủ lịch này để nâng cao công suất và tuổi thọ của hệ thống.

 

5. Pin mặt trời bị xước, nứt vỡ hoặc biến dạng

Nếu pin bị xước, nứt vỡ hoặc biến dạng, công suất hoạt động cũng sẽ bị ảnh hưởng. Điều này có thể xảy ra do: (1) pin bị lỗi sẵn hoặc xước trong quá trình vận chuyển mà không được phát hiện (cell pin bị nứt vỡ, mắt thường không nhìn thấy được); (2) pin bị nứt hoặc xước trong quá trình lắp đặt (do đơn vị thi công không thực hiện lắp đặt đúng kỹ thuật); (3) pin bị lỗi trong quá trình vận hành do tác động của ngoại lực (như cành cây gãy đổ, mưa đá…).

 

 

Biện pháp phòng tránh và khắc phục: Lắp đặt bởi đơn vị thi công uy tín sẽ giúp tránh được lỗi số (1) và số (2). Nếu pin bị lỗi khi vận hành do ngoại lực, bạn hãy liên hệ đơn vị thi công để được hưởng chế độ bảo hành, bảo trì hoặc sửa chữa nếu cần thiết.

 

Như vậy, để sử dụng pin mặt trời hiệu quả, người dùng cần nhớ 3 bí quyết sau: Chọn đơn vị thi công uy tín với sản phẩm chất lượng có chế độ bảo dưỡng, vệ sinh định kỳ, thường xuyên theo dõi sản lượng điện tạo ra từ hệ thống năng lượng mặt trời để phát hiện vấn đề và khắc phục kịp thời.